Chuyển đến nội dung chính

WHAT MAKES MOTHER HUONG’S FOUNDATION?

You’ve heard about the homeless we support, but it’s the people – the staff, the board, the donors, the partners, the volunteers, the ambassadors and our Mother– that make it happen every day.

CỔ TÍCH VỀ NÀNG LỌ LEM HIỆN ĐẠI

  Vào thời đó, nỗi sợ hãi lớn nhất của Tiểu Hương là khi chạm mặt các kiểm sóat viên. Nhẵn mặt trên các chuyến tàu. Tiểu Hương bị liệt vào hạng “nguy cơ” cao của nghề móc túi rạch giỏ nên các kiểm sóat viên chẳng ngại ngần gì mà không xách cổ, véo tai cô ném xuống sân ga. Một lần để chạy trốn, Tiểu Hương đã rúc đại vào gầm ghế của một chị bộ đội. Kinh nghiệm lang thang trên những chuyến tàu dạy cô rằng bộ đội không bao giờ đánh đập trẻ con. Hương đóan không lầm, chị bộ đội tên Ái sau khi hỏi han đã quyết định mang Tiểu Hương về đơn vị cưu mang. Đã hơn 1/5 thế kỷ Tiểu Hương không còn nhớ nổi tên vùng đất nơi đơn vị chị Ái đóng quân, nhưng những ngày được lưu lại đó, với cô đích thực là cảnh thiên đàng. Lần đầu tiên Tiểu Hương được ăn đúng bữa, được ngủ trên giường, được tắn rửa và thay quần áo mới – những bộ đồ cắt lại từ  quần áo lính đã bạc màu…



Thiên đàng chỉ tòn tại ngắn ngủi như một giấc mơ, vỡ tan tành sau khoảng hơn một tháng. Ba giờ sáng, đang say trong giấc ngủ, một cán bộ trong đơn vị bị kẻ nào đó tạt axit qua cửa sổ. Kẻng báo động gióng lên inh ỏi, nhưng bước chân rầm rập……Tiểu hương còn quá non nớt để hiểu được việc đời. Chị Ái cũng không đủ thời gian để giải thích cho Hương hiểu, chỉ bảo rằng cô không thể ở cùng chị trong doanh trại bộ đội được nữa. Người lính nhân ái định gửi Hương về ở với thầy u của chị ở Hải Dương hay Hưng Yên gì đó. Nhưng đã quá “khiếp” cảnh con nuôi, Hương lắc đầu quầy quậy. Không còn cách nào khác chị Ái đnàh gạt nước mắt giúi vội cho Tiểu Hương một ít tiền và tiễn cô trở lại lang thang cùng những chuyến tàu.


Sáu năm sau đó là một quãng đời tăm tối. Không một sân ga nào trên toàn bộ tuyến đường sắt Việt Nam mà Tiểu Hương không lần đến, không còn quá nhỏ để có thể ăn xin, Tiểu Hương chuyển sang bán trà đá và thuốc lá lẻ trên tàu. Không có vốn co chỉ dám mua từng bao thuốc một, bán hết lại mua bao khác. Món lãi còm cõi không đủ để nuôi thân nhưng cuộc mưu sinh cạnh tranh khốc liệt lịa rước vào thân cô quá nhiều những trận đòn. Cả thảy chỉ có mỗi một bộ quần áo mặc trên người, xuống ga tắm ao được những trận đòn cạnh tranh. Dĩ nhiên là món thuốc hắc lào giả ấy chẳng bán được cho ai nhưng tiếng rao “Ai thuốc hắc lào đêêè” của cô cũng không cướp khách của bất kỳ ai, nhờ đó mà cô có thể lân la bán thuóc và bán nước mà không bị đám bụi đời đánh đập, xua đuổi.

Nhưng tai vạ lại ập xuống đời cô từ một phía khác. Cuộc sống khốn khổ không ngăn được Tiểu Hương lớn dần lên với một khuôn mặt đẹp. Cô trở thành cô mồi cho những ham muốn đòi bại trong những đêm ga xép không một người thân. Tai vạ rình cô bất lúc nào, bất cứ nơi đâu, nếu không đề phòng là cộ bị lôi tụt vào toalét công cộng hay một căn nhà hoang nào đó. Rắp ranh cưỡng đoạt cô không chỉ có đám lưu manh, bụi đời vốn một thời nhan nhản trên các sân ga……Bị cô từ chối và chón cự, những kẻ vô luân đã không tíe tay đánh đập hành hạ cô. Thậm chí có lần cô bị những kẻ bất lương cắt gân chân, rạch cổ họng để khỏi la, khỏi chạy. Trong cơn say máu có kẻ ác tâm còn không ngần ngại dí cả điếu thuốc vào bụng, vào ngực Tiểu Hương. Đến bây giờ, trên thân thể cô những vết thẹo vẫn còn chi chít.  

Chút nhan sắc trời cho khiến Tiểu Hương không dám đu bám mãi với những chuyến tàu bất trắc. Lần mò, cô lạc theo những đoàn quân tìm trầm, đãi vàng lên tận các vùng xa xôi của miền Tây Nghệ An, Hà Tĩnh, Bình Trị Thiên. Người ta sai gì cô làm nấy, làm tất miễn là được cho ăn. Miếng ăn vào miệng không ít lần phải đổi bằng máu trào ra đầu mũi. Đau đớn nhất là giai đoạn đi đãi vàng ở A Lưới (Thừa Thiên) – Chủ bưởng tên là Tú, một kẻ rất tàn ác. Gã qui định: ngày không đãi được 2 lông ngỗng vàng cám thì khẩu phần ăn sẽ bị cắt. Ssốt rét hoa cả mắt, nhiều lần đãi sắp xong, một chiếc đò máy lướt qua, sóng đánh vào bờ, tay yếu không giữ nổi mâm chảo to đùng. Hương vuột tay để lật chảo, những bụi vàng trôi mất. Chủ Tú trông thấy lập tức nhào xuống đạp cô chúi nhủi giữa làn nước đục ngầu. Bị đánh “như trái banh” tai phải của Hương điếc đặc. Quá sợ, nửa đêm Tiểu Hương tìm đường chạy trốn và rơi vào tay những tên thảo khấu người dân tộc. Chúng đã lột trần cô ra, khám xét khắp người để tìm ……chỗ giấu vàng. Đói, mệt và khiếp hãi Tiểu Hương ngất đi. Tưởng cô chết, những tên thảo khấu bèn vứt cô nằm lại trơ trọi ở cửa rừng rồi bỏ trốn.

Với những tháng ngày rừng rú ấy, cái duy nhất mà Tiểu Hương giữ được là những bài thuốc dân gian. Để hạ hỏa cho những cơn sốt rét hầm hập, co chỉ có duy nhất một cách: đổ rượ nặng lên đầu. Hễ đau bụng, bất kể đau kiểu gì, cứ việc bò vào rừng vơ lá, cỏ cho vào miệng nhai, không đáng thì nhè ra, còn đắng thì  nuốt kiểu gì cũng khỏi. Những vết gai đâm, lá cào, những vết thương vì bị đánh cũng nhai lá dại đắp vào. Khi vết thương sắp khép miệng thì nhai nghệ tươi đắp vào cho mau liền thẹo……Lăn lóc và hoang dại, cô khíen cả thần chết cũng phải lắc đầu.

Hương lần vào đến Sài Gòn lần đầu tiên năm 1986. Không một đồng xu, cu lang thang khắp nơi, cuối cùng cô chon Bến xe Miền Đông làm chốn dung thân. Cứ thấy chiếc xe đò nào, vào bến đổ khách xong là Hương chạy tới, tự động lau xe dù chẳng ai nhờ……Kẻ khó tính xua đuổi, người tốt bụng thở dài. Chờ cô lau xong họ trả công cho co , bằng tô mì, ổ bánh hoặc ít tiền lẻ. Nhờ đó, Tiểu Hương sống lay lắt. Không dám ngủ ở bến xe, buôit tối cô lần ra khu vực nuôi cá tra ở khu vực ven sông Sài Gòn, ngủ trên những chiếc cầu bắc ra hố xí giữa hồ. Ngoại trừ đôi lúc bị chủ nhà phát hiện và đuổi đi, ngủ cạnh cầu tiêu co hoàn toàn có thể yê n tâm bởi chẳng kẻ bất lương nào rình rập ở những nơi bẩn thỉu ấy cả.




Sau vài tháng, thấy Tiểu Hương hiền lành chăm chỉ, một chủ xe tốt bụng tên là Huỳnh Văn H. đã nhận Hương về làm con nuôi, dắt cô về sống với gia đình ở đường Hàm Tử  Q.5. Ông H có những 10 người con, thu nhập của cả nhà trong vào chiếc xe đò cũ nát nên cuộc sống cũng hết giật gấu vá vai. Lòng tốt của bố mẹ nuôi không được 10 người con ném vào Tiểu Hương những cái nhìn ác cảm. Khổ thân cho vì cái mũi tẹt trời sinh, oái oăm thay lại giống như mũi của bố nuôi, trong khi các anh chị em khác trong nhà đều mũi cao giống mẹ. Vậy là cả nhà đều nghi ngờ cô là……con riêng của ông H…giờ được ông H đưa về rắp ranh chia của. Tài xế xe đò mà, chuyện con rơi con rới thiếu gì. Vô cớ, Tiểu Hương lại bị những anh chị em nuôi đánh đập, cuối cùng lại bỏ ra đi. Dù vậy, cô vẫn không oán trách, vẫnnghĩ về gia đình ông Hỳnh Văn H. với tất cả những hàm ơn bởi nhờ họ, cô đã có họ, có tên có hộ khẩu.

Số là ông bà H. có một đứa con cũng trạc tuổi cô, tên là Huỳnh Thị Mận đã mất tích hơn 10 năm trước. Mong manh hy vọng sẽ có ngày tình được Mận, ông H. – bà A. đã không gạch tên cô ra khỏi sổ hộ khẩu gia đình. Khi đón Tiểu Hương về, ông H đã làm đại một tờ khai vừa tìm lại được con. Ngẫu nhiên, Tiểu Hương tội nghiệp đã được thừa nhận tồn tại trên đời dưới cái tên của một người khác, có hộ khẩu ở……tỉnh Đồng Nai – quê gốc của ông H.   


CẠM BẪY VÀ SỰ XÓT THƯƠNG

Trở lại bến xe Miền Đông mưu sinh bằng nghề bán bánh mì xíu ăn công, nợ áo cơnm càng săn đuổi Tiểu Hương khốc liệt hơn, bởi trên lưng cô còn có thêm bé Anh Đào mới hơn 1 tuổi. Nhìn đứa bé vô thừa nhận còn đẻ hỏn, cám cảnh phận mình, Tiểu hương đã đón nhận nó làm con mà không kịp nghĩ tới việc lấy gì nuôi nấng. Ban ngày, Hương tìm chỗ mát đặt con ngồi, rồi đi bán bánh. Đêm hai mẹ con lại ôm nhau ra ngủ cạnh cầu tiêu. Không có sữa, cô nhai ruột bánh mì mớm cho con. Thương mẹ long đong bé Anh Đào cũng ít khi quấy khóc, vật vã sài đem nhiều năm ròi cũng lớn.

Từ bến xe, hai mẹ con trôi dạt khắp thành phố, cuối cùng dạt ra bến Bạch Đằng. Gửi con cho một người khác nuôi, Tiểu Hương làm đủ nghề, từ phụ bán cà phê đến bán thuốc lá dạo, kẹo cao su……Lề phố dạy cho cô một ít chữ lì. Đêm đến cô cứ nhè những cặp tình nhân ngồi ôm nhau trong công viên mà đến chào mời, xua tay kiểu gì cũng chỉ cười và đứng yên như phỗng. Nhan sắc của cô khiến các cô gái phát hoảng, vội hối thúc máu sĩ diện của người yêu móc hầu bao ra để đuổi Tiểu Hương đi. Khuya khoắt, lề đường Nguyễn Huệ, đường Mạc Thị Bưởi, rồi công viên Tao Đàn, dãy nhà hoang trong công viên 23-9 (Q.1) trở thành nơi Tiểu Hương chui lủi qua đêm.

Bao nhiêu tiền kiếm được, Tiểu Hương dành gửi hết cho người nuôi bé Anh Đào. Còn cô cơm canh khách trong quán xá trở thành nguồn sống chính. Thứ trái cây duy nhất mà Tiểu Hương dám ăn và được ăn trong những năm tháng đó là những chiếc…vỏ chanh khách bỏ lại trên mặt bàn tiệm phở.Ngủ bụi, tắm sông những giấc mơ cỏn con của Tiểu Hương thường là hình ảnh một ổ bánh mì không kẹp chả! Một lần có hai gã ăn mặc bảnh bao rủ cô lên xe chở đi ăn. Luôn bị ám ảnh bởi miếng ăn, đầu óc Tiểu Hương chưa kịp khôn đã trở nên lú lẫn. Hương gật đầu. Cô vừa trèo lên xe đã bị gã ngồi sau vung tay đấm túi bụi vào mặt cô. Thì cứ đấm. Miễm là được cho ăn, cô không kêu, cũng không hề kháng cự. Quá nửa đêm, những cú đấm, cái tát của hai thằng bất lương với một con bé bụi đời chẳng kiến ai chú ý để cứu giúp. Cứ thế, cô bị chúng kè ra một ngoi nhà gần sân bay. Cánh cửa vừa sập lại, Tiểu Hương đã kinh hoàng nhận ra ở đóa còn 5,6 thằng bất lương đang chờ sẵn……


Sau lần đó, không bao giờ  cô còn dám nhận lời rủ rê của bất cứ ai. Vẫn không thoát. Thêm một lần khác, cô bị gần chục tên thanh niên bắt cóc đưa ra ngôi nhà hoang ở đầu cầu Sài Gòn. Hành hạ đến lúc cô ngất xỉu, chúng mới bỏ đi, trước khi xé nát quần áo cô để tăng thêm niềm vui thú. Gần một tuần sau đó Tiểu Hương lê lết, thân không mảnh vải. Chỉ có phố xá đông người, lời cầu xin của cô chỉ nhận được những câu chửi rủa và xua đuổi vì sợ xui xẻo. Đường cùng, cô đành nhắm mắt ăn cắp một bộ đồ – lần ăn cắp duy nhất của một kiếp ngườ rất đáng được cảm thông. Đau đớn, tủi nhục, nhiều lần cô đã định quyên sinh. Nhưng, trèo lên lan can cầu Sài Gòn, nhìn dòng nước mênh mang bên dưới, cô lại nghĩ đến bé Anh Đào tội nghiệp. Không có cô, bé Anh Đào chắc chắn sẽ bị ném ra đường, sẽ trở thành một Tiểu Hương thứ hai, trở thành mục tiêu săn đuổi và đầy đọa của những kẻ bất lương và tàn bạo. Cắn răng, Tiểu Hương lại quya về với cuộc sống, lòng không nguôi oán hận người đời vô lương tâm. Một đêm bị ba tên càn quấy ép ra khu Đồn Đất (đường Tôn Đức Thắng – Q.1) định làm nhục, cô đã vùng thóat được, chạy xuống dãy quán nhậu đường Thi Sách gần đó kêu cứu. Không những không bỏ đi, ba thằng mất dạy còn đuổi theo, vừa chạy vừa la “Móc túi! Móc túi”. Khốn nan, thay vì cản bọn lưu manh, các thực khách lại vớ vỏ lon bia ném tới tấp vào “con móc túi”. Câu chuyện Tiểu Hương kể khiến tôi rùng mình xấu hổ: đã bao nhiêu lần, trôi đã gặp trên đường đám đông như vây đánh một người, tự nhủ không liên quan đến mình, dây vào làm gì chi cho rách việc. Rất có thể, nạn nhân của trận đòn tập thể mà tôi – và cả bạn nữa – tình cờ chính là một Tiểu Hương đang ngồi trước mặt và khiến tôi cảm cảnh! Chợt nhận ra bằng sự vô tâm, mỗi chúng ta đang tự biến mình thành kẻ tieếp tay cho cái ác mà không hay biết.







Với Tiểu Hương, đó vẫn chưa phải là đáy sâu tủi nhục. Tình cờ, cô quen với em trai chị H. một “đồng nghiệp” trong nghề bán dạo. Gã nói yêu cô, gã muốn đón cô về ở chung với chị gã  ở đường Phạm Thế Hiển (quận 8). Tưởng tìm được chốn gửi thân, không dè cô bị gã lừa, bán xuống một nhà chứa ở Vũng Tàu. Sau nửa tháng bị đày đọa nơi bùn nhơ, Tiểu Hương trốn được. Biết tên, biết mặt những kẻ táng tận lương tâm, nhưng sợ bị trả thù nên Tiểu Hương dám tố cáo……

CỔ TÍCH VỀ NÀNG LỌ LEM HIỆN ĐẠI

Thời gian phụ bán cà phê ở bến Bạch Đằng Tiểu Hương đã lõm bõm học được một ít tiếng Hoa bồi. Dù hơi……mỏi tay nhưng những cuộc trò chuyện bâng quơ giữa khách và chủ cũng đã giúp cô làm quen được với một vị khách Đài Loan tốt bụng tên là Chảo Lai Wang – một ông khách thường xuyên ra ngòi uống cà phê hóng mát sau nửa đêm. Cám cảnh đời cô. Chảo thường giúi cho Tiểu Hương lúc hộp cơm, lúc dăm ba ngàn đồng. Ít lâu sau, Chảo phát hiện ra rằng, cô bé Lọ Lem mà ông thương cảm không hề sử dụng chi riêng mình miếng cơm, phần tiền mà ông tặng. Có thường xuyên san sẻ bớt cho những đứa trẻ bụi đời khác cùng cảnh ngộ. Đã thế, cô còn cưu mang thêm, không chỉ mình bé Anh Đào mà còn nhiều con nuôi nữa. Cảm phục, Chảo nhận Tiểu Hương làm, con nuôi và đã bỏ tiền ra thuê riêng cho Tiểu Hương một căn phòng. Ban đầu là lầu 1, nhà số 22 đường Nguyễn Huệ, sau đó là một căn gác trên đường Lê Văn Sỹ, rồi lại chuyển qua đường Đặng Thị Nhu…Không nơi nào Tiểu Hương trọ được lâu hơn một tháng. Có nhà, cô đã rủ hàng chục  người bạn bụi đời khác về ở chung, cho họ tắm nhờm ngủ nhờ, một lòng thành tâm chia sẻ. Bị quấy nhiễu bởi đám bụi đời ồn ào và vô tổ chức, các chủ trọ đâm hoảng, vội tìm cơ đuổi cô khách trọ ra khỏi cửa. Chảo biết  nhưng chỉ lắc đầu, thở dài và tìm nơi khác thuê cho cô ở.




Sau nhiều tháng, Tiểu Hương chợt nhận thấy sự quan tâm chăm sóc của ông bố nuôi không cùng dân tộc có nhiều biểu hiện bất bình thường. Đến khi không kiềm chế được, “ông bố”ghì chặt lấy cô “con nuôi” thì Hương hiểu hết. Vớ láy con dao trên bàn, cô kề ngay vào cổ mình, tuyên bố sãn sàng chết chứ không để Chảo “gần gũi”.Bởi dù sao đi nữa cô đã nhận Chảo làm bố nuôi.




Chảo khóc, năn nỉ Hương buông dao, xin lỗi cô vì đã hồ đồ không kiềm chế được. Để chuộc lỗi và tránh cho cô con nuôi mà mình cưu mang bấy lâu khỏi bối rối, mặc cảm, Chảo Lai Wang thề sẽ ra đi viễn vĩnh, suốt đời không xuất hiện trước mặt con nuôi nữa. Trước khi đi, Chảo để lại cho Tiểu Hương 20 lượng vàng, kèm theo lời khuyên: “Mua lấy một căn  nhà mà ở, bởi muốn giữ thân, giúp đỡ người khác, con người ta dứt khóat phải cần một mái nhà riêng”. Chuyện đó xảy ra vào ngày 10 – 12 – 1989, được Tiểu Hương xem như ngày sinh nhật.


Với 20 lượng vàng, cô bé Lọ Lem mua được một căn nhà trên đường Nguyễn Văn Cừ ( quận 5 ). Vừa mua hôm trước, hôm sau có người đến xin mua lại với giá 45 lượng, Tiểu hương ngỡ mình đang nằm mơ. Đến tận lúc đó, cô vẫn không biết 45 lượng là bao nhiêu, chỉ biết đó là một tài sản lớn kinh khủng. Vì vậy khi người mua hỏi cô lấy vàng 9999 hay vàng 9,6 cô đã đòi được lấy vàng…9,6 mà không bắt khách phải bù thêm. Có tiền, cô mua ngay một căn nhà rộng 100222m2222222 trên đường Lê Hồng Phong ( quận 10 ) và rước về nhà hơn 20 mươi đứa trẻ bụi đời. Hơn 120 triệu đồng còn lại, cô tậu một chiếc xe hơi du lịch cho khách Đài Loan thuê. Không một chút kiến thức kinh doanh, không ai bày vẽ Tiểu Hương cứ đặt chân vầo thương trường theo một kiểu chẳng giống ai. Nhờ vốn tiếng Hoa và kinh nghiệm bụi đời chuyên chỉ mối cho khách du lịch ba lô, cô không khó khăn gì trong việc tìm mối mướn xe, nhưng chỉ thôi không có tài xế. Cái kiểu làm dịch vụ rất… thiếu chu đáo này không dè lại thắng lớn, vì đáp ứng được nhu cầu đi lại tự do của đám khách du lịch ba lô. Chiếc xe cho thuê của Tiểu Hương càng đắt khách hơn khi bà chủ của nó – ăn mặc tử tế vào trông cũng khá xinh đẹp – sẵn sàng đi theo kèm luôn thôn dịch viên miễn phí. Khách rất hài lòng thường trả cho cô từ 60 – 100 USD/ngày, trong khi biểu gía thuê chỉ dừng lại mức 400.000VNĐ/ngày/xe là hết cỡ.




Nhớ hai lần mua nhà và nhiều lần lam thông ngôn cho khách Đài Loan, Tiểu Hương bắt thu nhập thêm được những kiến thức và tích lũy được sự nhạy bén trong nghề làm “co”, kinh doanh nhà đất. Hình như số phận đã mỉm cười với đời cô, vụ “cò” nào Tiểu hương cũng thắng đậm. Chưa đầy hai năm sau đội xe cho thuê của cô đã lên đến 12 chiếc. Ngoài ra trong tay co lúc nào cũng có thêm 4, 5 căn nhà, cả ngàn mét vuông đất chờ được giá hời sẽ bán.


Cái thời điên khùng của cơn sốt đất đã giúp Tiểu Hương giàu lên rất nhanh. Năm 1999 chỉ riêng một vụ mội giới bán 10.000m2 đất ở quận 2 cho một người Đài Loan, Tiểu Hương đã thu được 39.000 USD. Có tháng co thắng liền vài ba vụ như thế. Tiền vo như thác lũ khiến cô chóng mặt nlao vào thương trường quên ăn quên ngủ. Đầu năm 1996 cô bán hết xe cộ dồn hết tiền bạc và tâm trí vào những thương vụ mua đất bán nhà. Thoát cái cô đã trở thành “cao thu” trong nghề, trở thành tỉ phú lúc nào không biết.  




Trong lĩnh vực đầu tư tư nhân vào Việt Nam, nhất là vào T.p Hồ Chí Minh, giới doanh nhân người Hoa chiếm một tỷ lệ đáng kể.  Vốn tiếng Hoa ngày một hoàn thiện, bản lĩnh kinh doanh bất động sản cũng dày lên, Tiểu Hương  nhanh chóng nắm chặt trong tây các đầu mối này. Trên thị trường này, cô đã thật sự thành một đại gia khét tiếng, một đại gia nhỏ bé, xinh dẹp, rất chân thành, sòng phẳng và nụ cười luôn thường trên môi. Kể cả khi bị hớ, thậm chí cả bị lừa Tiểu Hương vẫn cười Bài học từ tuổi thơ thường xuyên bị săn đuổi đã trở thành chìa khóa giúp Tiểu Hương mở các cánh cửa dẫn đến những thành công.


TẤM LÒNG RỘNG MỞ

Tiển tỷ trong tay, nhưng lắm lúc hành hạ cơn mê của cô vẫn là những cơn đói quay quắt, kèm theo là sự tàn độc của lòng người và sự vô tâm của cuộc đời. Sợ hãi cô thét lên giữa đêm khuya, nỗi ám ảnh thôi thúc cô trsr thù số phận, mong tuỏi thơ mình bớt được chút tủi hờn.

Những ngày đầu tiên sau khi có nhà, Tiểu Hương đón bé Anh Đào về chăm bãm. Tiếp theo đó, cô lang thang, nhặt về hơn 40 đứa trẻ bụi đời, mua đất ở Long Thành xây nhà cho chúng ở và gửi người chăm sóc. Sau T.p Hồ Chí Minh, Đồng Nai là Đà Nẵng, Bình Dương……Bây giờ Tiểu Hương đã trở thành bà mẹ của hơn 1.000 đứa trẻ cù bơ cù bất trên nhiều miền đất nước. Tất cả những đứa con của “má Hương” đều được nuôi ăn học đến nơi đến chốn. Những đứa trẻ như Nghi, Nhi, Giàu, Tân, Hòa, Huệ, Diệu, Tốt……đều được Tiểu Hương nhặt về từ lúc mới sơ sinh đều được cô đặt tên cho và đều mang họ mẹ. Nghe ở đâu có trẻ sơ sinh bị bỏ rơi là cô tìm đến đón về, cô không muốn cuộc đời phải đón nhận một Tiểu Hương thứ hai, suốt tuổi thơ chỉ toàn đòn roi, tiếng chửi. Trong vòng tay cô những đứa trẻ lớn dần lên, có em đã vào đại học, có đứa đã ra nghề. Nhân cậu bé ngày nào Tiểu Hương lặn lội ra tận Huế đón vào nay đã là kế tóan của Công ty Hồng Chi ở Đồng Nai. Cháu Huỳnh Anh Đào, Hương nhận nuôi từ 1 tuổi nay đã là nữ sinh trung học 16 tuổi, đã có thể nghe, nói thạo thêm 2 ngoại ngữ tiếng Anh, Hoa……Sự thành đạt của những đứa con khiến lòng cô ấm lại. Sinh nhật co năm 2000, Tiểu Hương nhận được hơn 700 tấm thiệp do những đứa con tự làm lấy gửi về tặng. Nhìn những cánh thiệp còn vụng về bày ra bề bộn, Tiểu hương lại khóc, khóc vì hạnh phúc.




Sau trẻ sơ sinh là người già cô đơn, người khuyết tật. Lúc mua nhà ở số 395/12 đường Lê Văn Sỹ quận 3 thấy trên đường có rất nhiều người lang thang hành khất, cơn đói ngày xưa lại bóp chặt trai tim Hương. Không bàn bạc với ai cứ 3 giờ sáng cô lại dậy đi chợ mua 30 kg sườn, vài con gà và 50 kg bún về tự tay nấu một nối bún thuộc hàng…… to nhất Việt Nam, mời những người kang thang đến cùng ăn sáng với mình. Để họ yên tâm, cô cũng múc một tô ra lề đường ngồi cùng ăn với họ. Sau này khi thực khách mỗi ngày một đông, Tiểu Hương và những người giúp việc trở thành những người ăn sáng cuối cùng. Cô không có ai đến muộn bị mất phần vì chính mình đã ăn từ trước. Cẩn thân, nồi bún của Tiểu Hương còn được củng cố thêm vài ký gan heo – khẩu phần dành riêng cho những ngườig già răng lợi mòn yếu. Trong thâm tâm, Tiểu Hương không muốn họat động từ thiện chỉ cho với nhận, cô muốn gửi vào công việc ấy cả một tấm lòng, một sự sẻ chia thật sự để mong xoa dịu được nỗi đau đời.

Vì quan niệm đó, Tiểu Hương thường ăn mặc rất sặc sỡ, áo xống hai ba lớp moõi khi đi thăm, tặng quà cho những đứa trẻ, kẻ mồ côi. Cô giải thích “Với Hương đẹp là phù phiếm chỉ mong các em “bắt mắt” là được, Hương biết những đứa trẻ ấy không chỉ cần cho ăn, cho mặc mà còn cần phải được yêu thương, được vuốt ve. Phải mặc nhiều lớp áo như vậy để khi các em thích, chúng cứ tha hồ giật bứt mà không lo bị lộ…”. Dẫn lời Tiểu Hương, tôi tin chắc nhiều nhà từ thiện – vốn thường quá quan tâm hình thức và tự mãn với sự “hào phóng” của mình – sẽ tự giật mình và nhận ra điều họ thiếu.   

(Còn tiếp)

Nhận xét

  1. Cảm động tình yêu thương của mẹ Huỳnh Tiểu Hương được xã hội yêu thương và cho mẹ Huỳnh Tiểu Hương vơi đi mặc cảm.. hòa nhập xã hội..

    Trả lờiXóa

Đăng nhận xét

Charity Center Video

Charity Center Video
For many of our children, Education was a distant dream once. Now it’s their reality they enjoy everyday.